Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2018

Tổng quan về hệ thống thủy lực

I. Tổng quan về hệ thống thủy lực

1. Giới thiệu về hệ thống thủy lực


hệ thống thủy lực
Máy xúc là chứa một hệ thống thủy lực điển hình
Hệ thống thủy lực theo như sách nói là một hệ thống gồm các phần tử, linh kiện thủy lực như bơm, van, xy lanh, động cơ.... kết hợp với nhau theo một nguyên lí nhất định để chúng có thể làm việc được theo đúng yêu cầu đề ra dựa trên việc trao đổi năng lượng từ chất lỏng lên các các cơ cấu chấp hành, biến năng lượng dòng chất lỏng thành lực hoặc momen hoặc cả hai. 
Như vậy, cứ có sự trao đổi năng lượng giữa dòng chất lỏng với các cơ cấu chấp hành thì ta có thể nói ở đó có sự xuất hiện của thủy lực. Theo lí thuyết cũng như chương trình giảng dạy( tại Đại học Bách Khoa Hà Nội), thủy lực được phân chia ra làm hai ngành dựa trên sự trao đổi năng lượng của dòng chất lỏng và cơ cấu chấp hành đó là Máy thủy lực thể tích và Máy thủy lực cánh dẫn.

a. Máy thủy lực thể tích

mua máy ép thủy lực
Máy ép thủy lực thể tích
Các bạn có thể hình dung thế này. Năng lượng của dòng chất lỏng thực tế được chia thành các thành phần theo như phương trình Becnuli mà trong giới cơ học chất lỏng người ta gọi là phương trình kinh điển.

Đây là phương trình năng lượng của bất kì mặt cắt ngang nào của chất lỏng. Hai thông số đầu tiên khoanh chính là chiều cao của mặt cắt so với gốc thế năng và áp suất tại mặt cắt đó. Tổng hai thông số này chính là thế năng của dòng chất lỏng. Thông số còn lại chính chứa vận tốc chính là động năng của dòng chất lỏng. Dựa vào hai dạng năng lượng này mà thủy lực được chia ra: Với máy thủy lực thể tích thì phần năng lượng chủ yếu trao đổi là thế năng, với máy thủy lực cánh dẫn, phần năng lượng trao đổi chủ yếu là phàn động năng. 
Có thể kể đến một số máy thủy lực thể tích như máy ép, máy nâng hay máy cẩu. Trong thực tế ngoài việc sử dụng để tạo ra lực và momen thì máy thể tích còn được dùng nhiều trong điều khiển.
robot khí nén
Robot khí nén ứng dụng  hệ thống thủy lực thể tích

b. Máy thủy lực cánh dẫn

Máy bay tàng hình ứng dụng hầu hết các thành tựu từ máy thủy lực cánh dẫn

Máy thủy lực cánh dẫn đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống cũng như công nghiệp. Các máy bơm nước trong gia đình hay nông nghiệp, những chiếc quạt trong máy tính hay quạt trần sử dụng năng lượng điện thành vận tốc của dòng khí làm mát là những ví dụ hết sức quen thuộc đối với chúng ta. Ngoài ra, trong các nhà máy thủy điện, phong điện, máy thủy lực cánh dẫn tuabin nước hay tuabin gió chính là những trái tim phục vụ.

tua bin
Tua bin gió là một loại máy thủy lực cánh dẫn

2. Vai trò của hệ thống thủy lực

Trên thế giới, ngành thủy lực phát triển từ rất lâu rồi, trong thế chiến thứ II, các nước tham chiến đã ứng dụng rất nhiều thủy lực trong máy bay, tên lửa hay tàu ngầm của họ với mục đích bay nhanh hơn, tiêu tốn ít nhiên liệu hơn và mạnh mẽ hơn. 
Tuy vậy ở Việt Nam, ngành thủy lực mới xuất hiện trong vài chục năm gần đây xong chưa phát triển. Đây là lĩnh vực mới xong mới chỉ có vài cơ sở đào tạo nên lĩnh vực này hứa hẹn rất nhiều cơ hội mới cho các bạn trẻ năng động.

Hệ thống thủy lực trên máy xúc

a. Ưu điểm của hệ thống thủy lực

- Công suất lớn. Đây chính là ưu điểm lớn nhất, vượt trội so với các hệ truyền động khác. Công suất thủy lực vô cùng lớn, đáp ứng được hầu hết các yêu cầu trong công nghiệp, nhất là các máy công trình, công nghiệp khai khoáng, chúng được sử dụng rất rộng rãi.
- Tính ổn định. Không giống như khí nén, hay điện, thủy lực có thể duy trì lực và momen một cách ổn định và lâu dài mà không tốn nhiều năng lượng, kể cả trong trường hợp tải thay đổi hay dao động đột ngột.
- Khoảng cách tương đối xa. Về vấn đề khoảng cách, thủy lực thuận tiện hơn cơ khí. Không bị giới hạn khoảng cách, địa hình, thủy lực đáp ứng được do cơ cấu ống mềm linh hoạt.
- Không tạo tia lửa điện. Đây là ưu điểm so với hệ thống điện. Trong những môi trường nhạy cảm như khai thác dầu mỏ, trạm xăng dầu, người ta luôn luôn ưu tiên dùng thủy lực nhằm tránh tạo ra các tia lửa điện gây cháy nổ.
- Tạo tín hiệu điều khiển trơn mượt. Trong những cơ cấu điều khiển robot chính xác, khí nén do dặc tính chịu nén khó có thể điều khiển thì thủy lực lại là sự lựa chọn thay thế. Điều khiển các xy lanh thủy lực vô cùng trơn mượt và chính xác.
- Chi phí vận hành thấp. Một khi hệ thống thủy lực đi vào hoạt động, chi phí hoạt động sẽ rẻ hơn rất nhiều so với các hệ thống khác. Đồ thủy lực được chế tạo rất chính xác và do đặc tính làm việc nên hầu hết chúng rất bền.
- Dễ dàng tạo chuyển động tịnh tiến và quay.
hệ thống thủy lực trong công nghiệp
Công suất của hệ thống thủy lực

b. Nhược điểm của hệ thống thủy lực

Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì hệ thống thủy lực cũng mang những nhược điểm sau đây:
- Đắt. Điều này vô cùng dễ hiểu, để có thể hoạt động với các công suất vô cùng lớn như thế đòi hỏi các thiết bị thủy lực phải được chế tạo với công nghệ và vật liệu cực tốt. Chính vì vậy, hệ thống thủy lực thường chỉ dùng cho công nghiệp nặng.
- Chế độ chăm sóc bảo dưỡng khắt khe. Làm việc dưới áp suất cao như vậy, đòi hỏi chế độ kiểm tra phải thường xuyên. Chỉ một hạt cát nhỏ lẫn trong dầu thủy lực cũng sẽ gây tổn thất cho toàn bộ hệ thống. Hệ thống thủy lực nói chung rất nhạy cảm với chất bẩn.
- Rò rỉ. Môi chất làm việc là chất lỏng nên sự rò rỉ là điều thường xuyên xảy ra, nhất là trong những hệ thống có áp suất và nhiệt độ cào, tại những đầu nối là nơi dễ xảy ra rò rỉ nhất.
- Bẩn và ô nhiễm môi trường. Dầu thủy lực khi bị rò rỉ hay vỡ đường ống sẽ gây ảnh hưởng xấu tới môi trường xung quanh. Cần đặc biệt lưu ý tới vấn đề này.


ô nhiễm môi trường
Dầu thủy lực gây ô nhiễm môi trường
Mặc dù tồn tại các nhược điểm trên, song do yêu cầu thực tế, thủy lực vẫn giữ vai trò chủ đạo trong những hệ thống cần công suất lớn. Lĩnh vực này hàng năm đòi hỏi nguồn nhân lực rất lớn chính là cơ hội tuyệt vời cho người lao động. Các bạn cũng có thể tham khảo bài viết sau để có cái nhìn trực quan hơn. Bấm vào đây. Trong bài viết tới, admin sẽ giới thiệu thêm cho các bạn về hệ thống thủy lực và cách tính toán thiết kế. See you later !

1 nhận xét: